DetailController

Một số điểm mới về thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức từ ngày 15/02/2023

Thời hạn bảo quản tài liệu là khoảng thời gian cần thiết để lưu giữ hồ sơ, tài liệu tính từ năm công việc kết thúc. Ngày 19 tháng 12 năm 2022, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 10/2022/TT-BNV quy định thời hạn bảo quản tài liệu. Nội dung Thông tư có nhiều thay đổi bổ sung thêm nhiều loại tài liệu cũng như quy định mới về thời hạn bảo quản so với quy định hiện hành tại các văn bản. Một số điểm mới đáng chú ý:

1. Tại Phụ lục I của Thông tư số 10/2022/TT-BNV quy định thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức gồm có 13 nhóm tài liệu chính: (1) Tài liệu tổng hợp; (2) Tài liệu quy hoạch, kế hoạch, thống kê; (3) Tài liệu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; (4) Tài liệu lao động, tiền lương; (5) Tài liệu tài chính, kế toán, kiểm toán; (6) Tài liệu đầu tư, xây dựng; (7) Tài liệu khoa học và công nghệ; (8) Tài liệu hợp tác quốc tế; (9) Tài liệu thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; (10) Tài liệu thi đua, khen thưởng; (11) Tài liệu Pháp chế; (12) Tài liệu về hành chính, quản trị công sở; (13) Tài liệu tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.

Như vậy, so với Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 thì Thông tư số 02/2022/TT-BNV đã giảm 01 nhóm tài liệu liên quan lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ. Kể từ ngày 15/02/2023, thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ.

2. Bổ sung thêm 05 loại hồ sơ trong nhóm “Tài liệu Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực”: (1) Hồ sơ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; (2) Hồ sơ thanh tra định kỳ; (3) Hồ sơ, tài liệu về việc chuyển, trả đơn thư khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết; (4) Đơn từ khiếu nại tố cáo của cơ quan, tổ chức, công dân gửi đến nhưng không giải quyết; (5) hồ sơ tiếp công dân.

3. Bổ sung thêm 04 loại hồ sơ trong nhóm “Tài liệu pháp chế”: (1) Hồ sơ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; (2) Hồ sơ tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; (3) Hồ sơ kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; (4) Hồ sơ theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật.

4. Quy định cụ thể thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động đặc thù của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (đây là quy định mới so với Thông tư 09/2011/TT-BNV).

Tại Phụ lục II của Thông tư số 10/2022/TT-BNV quy định thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động đặc thù của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

- Hội đồng nhân dân gồm có 02 nhóm tài liệu chính: (1) Bầu cử; (2) Tổ chức, hoạt động của HĐND.

- Ủy ban nhân dân gồm có 18 nhóm tài liệu chính: (1) Nội vụ; (2) Quốc phòng, an ninh;  (3) Dân tộc; (4) Tư pháp; (5) Kế hoạch và đầu tư; (6) Tài chính; (7) Công thương; (8) Nông nghiệp và phát triển nông thôn; (9) Giao thông vận tải; (10) Xây dựng và quy hoạch, kiến trúc; (11) Tài nguyên và môi trường; (12)Thông tin và truyền thông; (13) Lao động, thương binh và xã hội; (14) Văn hóa, thể thao và du lịch; (15) Khoa học và công nghệ; (16) Giáo dục và đào tạo; (17) Y tế; (18) Ngoại vụ.

Thông tư 10/2022/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023, bãi bỏ Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nội vụ quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức; bãi bỏ Thông tư số 13/2011/TT-BNV ngày 24/10/2011 của Bộ Nội vụ quy định thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Lê Đặng Phương Thụy (Phòng TT-PC)

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương