DetailController

Tội buôn lậu

An Giang là tỉnh có đường biên giới với chiều dài khoảng 100 km, giáp hai tỉnh Kandal và Takeo của nước bạn Campuchia. Với 2 cửa khẩu quốc tế, gồm: Tịnh Biên thuộc thị xã Tịnh Biên và Vĩnh Xương thuộc thị xã Tân Châu, cùng với 2 cửa khẩu quốc gia Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông thuộc huyện An Phú; 1 cửa khẩu phụ Bắc Đai thuộc xã Nhơn Hội huyện An Phú; 13 chợ biên giới; 4 điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Kinh tế biên mậu phát triển, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Nhưng bên cạnh đó, do địa hình biên giới có nhiều đường mòn, lối mở là yếu tố quan trọng để đối tượng buôn lậu đối tượng buôn lậu đã tận dụng triệt để địa hình, địa vật để thực hiện hành vi buôn lậu. Tội phạm buôn lậu trên tuyến biên giới là điều sẽ xảy ra

Qua báo cáo 6 tháng đầu năm 2023 của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tỉnh An Giang (BCĐ 389), các thành viên BCĐ 389 kiểm tra, phát hiện, bắt giữ tăng 153 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả (1.036/883 vụ), tỷ lệ tăng 17,3 % so với cùng kỳ năm 2022, liên quan 884 đối tượng. Tổng trị giá hàng hoá bắt giữ khoảng 19,3 tỷ đồng. Khởi tố, điều tra 26 vụ, 12 đối tượng; tham mưu lãnh đạo các cấp ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 808 vụ, tổng số tiền xử phạt 8,752 tỷ đồng; ra quyết định tịch thu hàng hóa 41 vụ do không xác định được người vi phạm. Riêng, Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đã chuyển 02 vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về tội buôn lậu cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự. Buôn lậu là cụm từ khá phổ biến trong đời sống xã hội nhưng không phải ai cũng hiểu rõ các quy định của pháp luật hình sự điều chỉnh về hành vi này. Vậy, tội buôn lậu được hiểu như thế nào?

Theo quy định của Chính phủ Việt Nam tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thì hàng hóa nhập lậu gồm:

Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;

Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Ảnh minh họa

Căn cứ Điều 188 Bộ Luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 BLHS) tội buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.

Từ khái niệm nêu trên, cho thấy các yếu tố cấu thành tội buôn lậu là:

1. Mặt chủ thể: là bất kỳ người nào, pháp nhân thương mại nào có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 BLHS.

 2. Mặt khách thể: hành vi phạm tội buôn lậu xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ quản lý ngoại thương của Việt Nam.

3. Mặt chủ quan, người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

4. Mặt khách quan,

- Về hành vi, có hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật.

- Về giá trị hàng hóa phạm pháp, khi hàng hoá, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới mức đó, nhưng thuộc một trong các trường hợp sau: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc một trong các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Đối với tỉnh An Giang, có đường biên giới trải dài khoảng 100km, có nhiều cửa khẩu, đường mòn, lối mở. Cho nên, tác giả tập trung các quy định pháp luật về mặt khách quan đối với hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan.

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 để xác định khu phi thuế quan: khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Để xác định khu vực biên giới thì căn cứ khoản 1 Điều 3 và Phụ lục đi kèm Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2024 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là khu vực biên giới đất liền) bao gồm xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền. Theo đó, An Giang có 18 xã, phường, thị trấn của 05 huyện, thị, thành phố thuộc khu vực biên giới đất liền, gồm:

- Xã Vĩnh Xương và xã Phú Lộc thuộc thị xã Tân Châu;

- Xã Phú Hữu, xã Quốc Thái, xã Khánh An, Thị trấn Long Bình, xã Khánh Bình, xã Nhơn Hội, xã Phú Hội và xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện An Phú;

- Phường Vĩnh Ngươn và xã Vĩnh Tế thuộc thành phố Châu Đốc;

-  Phường Nhơn Hưng, phường An Phú, phường Tịnh Biên và xã An Nông thuộc thị xã Tịnh Biên;

- Xã Lạc Quới và xã Vĩnh Gia thuộc huyện Tri Tôn.

Ảnh minh họa

Ngoài quy định trên, để xác định địa giới hành chính có trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền hay không, thì phải căn cứ vào các văn bản thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính:

- Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 24/08/2009 về điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Tân Châu, huyện An Phú, huyện Phú Tân, thành lập thị xã Tân Châu, thành lập các phường thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang do Chính phủ ban hành;

- Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ về việc thành lập phường Vĩnh Nguơn thuộc thị xã Châu Đốc và thành lập thành phố Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;

- Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH15 ngày ngày 13/02/2023 của Ủy ban Thường vụ quốc hội về việc thành lập thị xã Tịnh Biên, các phường thuộc thị xã Tịnh Biên, thị trấn Đa Phước thuộc huyện An Phú và thị trấn Hội An thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Tóm lại, tội buôn lậu được quy định tại chương “các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, thì khách thể của tội phạm này không còn là an ninh kinh tế nữa mà là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hoá, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử. Yếu tố cấu thành tội phạm có ý nghĩa làm rõ đặc điểm pháp lý của tội phạm, có tác dụng định tội cho tội phạm xảy ra và để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Muốn định tội buôn lậu chính xác phải nắm vững, xác định cấu thành tội phạm.

Nguyễn Thị Lan Đài (Đội QLTT số 1)

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương