DetailController

Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Ngày 16/6/2022, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số 07/2022/QH15). Luật sửa đổi, bổ sung 102 điều của Luật Sở hữu trí tuệ (trong đó sửa đổi, bổ sung 88 điều hiện hành, bổ sung 14 điều mới) và bãi bỏ 2 Điều, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số Điều của các luật khác có liên quan. Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023; trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2022; quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2024

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đều là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nên chúng mang những đặc điểm chung của quyền sở hữu trí tuệ như đối tượng bảo hộ là tài sản vô hình, chứa đựng khía cạnh thương mại và đều bị giới hạn nhất định về thời gian, không gian và vì lợi ích chung của cộng đồng. 

Cùng được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ nhưng quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Một chủ thể yêu cầu bảo hộ quyền tác giả đối với một đối tượng, đồng thời đăng ký dấu hiệu đó làm nhãn hiệu thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chủ thể quyền. Như vậy, chủ thể quyền sẽ đồng thời được hưởng quyền theo sự bảo hộ của cả hai cơ chế cũng như tạo cơ hội kéo dài thời hạn bảo hộ, thời gian được hưởng độc quyền của chủ sở hữu đối với một sản phẩm trí tuệ, bởi nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong thời gian dài tùy thuộc ý chí của chủ sở hữu.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính. Vậy, hai quyền này giống và khác nhau như thế nào?

1. Khái niệm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp được quy định chi tiết trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009. 

- Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

2. So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

* Giống nhau

Nhìn từ định nghĩa về hai khái niệm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cùng có những điểm chung như sau:

- Theo đó, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đều là quyền sở hữu trí tuệ. Đều được quy định và bảo hộ tại Luật Sở hữu trí tuệ.

- Hai quyền này đều bảo hộ các đối tượng do chính tác giả, chủ sở hữu sáng tạo ra hoặc sở hữu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Nếu bất cứ ai có hành vi vi pham đến quyền này đều sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.

- Theo nguyên tắc chung của Luật sở hữu trí tuệ đối tưởng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp theo nguyên tắc lãnh thổ, có nghĩa Đăng ký tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó. Ví du: Nhãn hiệu được nộp đơn đăng ký tại Việt Nam chỉ được bảo hộ tại Việt Nam và không được bảo hộ tại các quốc gia khác. Tuy nhiên, đăng ký bản quyền tác giả khác với nhãn hiệu và không theo nguyên tắc lãnh thổ như đã nói ở trên, mà được phân biệt ở bàng dưới đây.

* Khác nhau

Tiêu chí

Quyền Tác giả

Quyền Sở hữu công nghiệp

Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

(Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019)

 Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

(Khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019).

Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

(Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019).

- Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

- Đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

- Đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

(Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019).

Đăng ký bảo hộ

Không bắt buộc đăng ký, tự động được bảo hộ.

(Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019).

- Không cần văn bằng bảo hộ: bí mật kinh doanh và tên thương mại.

- Một số phải được cấp văn bằng mới được bảo hộ: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý…

- Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

(Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019).

Thời hạn bảo hộ

- Vô thời hạn: đối với quyền liên quan đến nhân thân: quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh cho tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm.

- Quyền công bố tác phẩm  hoặc cho người khác công bố tác phẩm và các nội dung của quyền tài sản được bảo hộ theo thời hạn như sau:

+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;

+ Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

(Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019).

- Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn.

- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 kể từ ngày nộp đơn.

- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm.

- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Hình thức bảo hộ

Không bảo hộ về mặt nội dung.

Không phân biệt nội dung, chất lượng, ngôn ngữ, đã hay chưa công bố, đăng ký hay chưa đăng ký. Chỉ bảo hộ về hình thức.

Bảo hộ nội dung, ý tưởng sáng tạo, uy tín thương mại.

Văn bằng bảo hộ và nơi cấp

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp bởi Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

(Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019).

- Bằng độc quyền sáng chế.

- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

(Điều 11, Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019).

Nguyễn Thị Lan Đài (Đội QLTT số 1)

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương